Món Nhật Bản


Những điều người Việt Nam chúng ta nên học hỏi người Nhật Bản

Ở mỗi đất nước đều có những điều tốt và điều chưa hoàn thiện, chưa tốt luôn tồn tại song song cùng nhau. Ở Nhật Bản cũng vậy, tuy nhiên những điều tốt ở Nhật Bản có thể nói là ấp đảo những điều chưa tốt. Nhật Bản có rất nhiều điều mà chúng ta cần phải học hỏi.
Tính cách người Nhật
Về tính cách theo bà Ruth Benedict -một chuyên viên Nhân Chủng Học ở Đại Học Columbia đã biên khảo về tính cách người Nhật vào thập niên 40 để làm nền tảng cho chính sách đối ứng của Hoa Kỳ "Người Nhật vừa hung bạo vừa hiền hòa, vừa nghiêm khắc vừa thơ mộng, vừa cứng ngắc vừa nhu nhuyễn, vừa trung thành vừa phản trắc, vừa can đảm vừa hèn nhát, vừa bảo thủ vừa cấp tiến... và chịu ảnh hưởng cùng lúc của Thần Đạo và tam giáo Nho, Phật, Lão...".
những điều người Việt nên học hỏi người Nhật Bản
Nghe những lời phát biểu trên của bà Ruth Benedict như có gì đó cũng giống người Việt hay các dân tộc khác, nhưng để ý kỹ, nhưng điều quan trọng và quyết định là bà đã nêu bật được tính tích cực, đôi khi dẫn đến cực đoan ở cả hai thái cực của người Nhật. Như người Nhật trước và sau Thế Chiến Thứ 2 đi từ tàn bạo đến hòa bình, ngày xưa họ sẵn sàng chết thì ngày nay họ bảo vệ mạng sống bằng mọi giá, thể hiện qua chính sách của chính phủ cũng như từng người dân. Họ hiền tới độ đi ra nước ngoài thường bị những người không đứng đắn trấn lột, ăn hiếp. Có khi tôi liên tưởng đến hình ảnh những chú gà "nuôi giam", những con thỏ "nhà", dù được thả ra thì lúc nào cũng chậm chạp, không quen đối phó với các bất trắc bên ngoài.
những điều người Việt nên học hỏi người Nhật Bản
Người dân Nhật Bản có tinh thần mạo hiểm và học hỏi rất cao, họ đã tự đi du học và khéo léo đãi lọc văn minh. Khi thấy những nền văn minh văn hóa rực rỡ ở Âu-Mỹ, họ cũng đã tìm tới học hỏi, làm giàu thêm cái vốn đã rất phong phú của họ, thể hiện song hành tính bảo thủ và cấp tiến. Tất nhiên khi trào lưu Âu-Mỹ tràn tới đất Phù Tang, thì ít nhiều họ cũng mất đi phần nào bản sắc riêng. Tinh thần kỷ luật đi đối với giáo dục
Tinh thần kỷ luật đi đối với giáo dục
Vòng quanh khắp thế giới mọi người đều biết người Nhật nổi tiếng là có kỷ luật, dù cho sự kỉ luật ấy bắt nguồn vì bất cứ lí do gì thì vẫn là điều đáng ca ngợi bởi xây dựng kỉ luật trong một đất nước là điều rất khó, còn ở Nhật Bản tính kỉ luật được hình thành trên từng người dân. Những người làm luật, những đoàn thể... đều phải suy tính, ghi ra rất chi tiết các quy luật và phổ biến rộng rãi để mọi người tuân theo. Những nơi sinh hoạt công cộng luôn thấy đầy những bảng hướng dẫn, thông báọ. Cứ nhìn mặt đường của Nhật thì rõ, đâu đâu cũng trắng xóa các lằn kẻ phân luồng xe chạy.
những điều người Việt nên học hỏi người Nhật Bản
Nhà nước và người dân của họ chú ý đến chi tiết đến mức ở những nơi đông đảo hay dễ gây tai nạn, trên các mặt đường được sơn màu cam hay đỏ, sơn tráng loại đá răm... để xe chạy không bị trượt. Còn ví dụ điển hình sinh động khác như việc lót những tấm nhựa chỉ đường và loa phát nhạc báo cho người mù ở một số chỗ băng ngang đường. Tiền giấy cũng có dấu hiệu nổi đặc biệt, ở ga xe điện thì dán bảng ghi bằng chữ nổi dành cho người mù để có thể tự mua vé... Xung quanh các trường Tiểu Học thì thường có người cầm cờ hướng dẫn các em nhỏ qua đường. Người Nhật nổi tiếng là dặn dò chi tiết nhất so với các dân tộc khác. Trên các chuyến xe điện luôn luôn có các thông báo mở cửa bên nào, xin lưu ý đừng để quên hành lý, khi bước ra coi chừng khoảng cách giữa toa xe và thềm ga... Từ đó thấy được những điều nhỏ nhất cũng được hướng dẫn dần dần tạo thành thói quen cho mọi người.
Lễ nghĩa – Lịch sự
Từ lần đầu gặp mặt cách người Nhật chào nhau hay chào một người ở một dân tộc khác cũng đã thể hiện họ là dân dộc vô cùng lễ nghĩa, chào nhau không phải một lần mà đôi khi năm lần bẩy lượt. Lễ phép, cung kính ăn mặc lịch sự, nói năng nhỏ nhẹ, không phải lúc nào cũng to tiếng như chửi nhau như giữa lính Nhật thời Thế Chiến Thứ 2 với nhau hay với người bị họ thống tri... Mặc dù vẫn có một số các thành phần người dân cư xử chưa đúng mực nhưng số lượng các thành phần như thế không nhiều_điều mà bất kì quốc gia nào cũng có.
Chuyện phái mạnh tán tỉnh, chọc ghẹo các cô gái thì cam đoan không có. Hầu như không có chuyện không quen mà lẽo đẽo theo nàng về tới nhà rồi trồng "cây si" luôn. Nhưng bạn với nhau thì giữa nam nữ lại có vẻ gần gũi, tự nhiên hơn người Việt. Đi nhậu chung mà nếu một bên say thì bên kia sẵn sàng dìu đi. Vì vậy, đôi khi người Nhật kết hôn trễ, có tới khoảng 50% phải nhờ người giới thiệu, gọi là "miai" (kiến hợp). Phụ nữ được khen đẹp thì chắc là ai cũng thích, nhưng phụ nữ Nhật thì mắc cỡ, tỏ thái độ khiêm tốn và thường nói: "Cám ơn", còn phụ nữ Việt "đáo để" hơn, thường trả lời: "Sạo", "Đừng có nịnh"... còn người lạ mà khen, có khi bị lườm nguýt cho một phát rồi nói: "Vô duyên!".

4,598 chars | 2017/05/15 08:20

Xem thêm bài viết liên quan

Đàn ông Nhật Bản nói không với ngành công nghiệp đóng phim người lớn

Đàn ông Nhật Bản nói không với ngành công nghiệp đóng phim người lớn

24/04/2017, Văn hóa thường nhật
Ngay cả “siêu sao” Ken Shimizu, người kì cựu trong lĩnh vực phim này cũng thừa nhận có những lúc anh rất khốn khổ do nghề mang lại, anh thậm chí không thể thuê nỗi một căn nhà để ở vì chủ trọ luôn từ chối...
Yếu tố làm nên thành công trong công việc cho người Nhật Bản

Yếu tố làm nên thành công trong công việc cho người Nhật Bản

25/04/2017, Văn hóa thường nhật
Tinh thần đồng đội là yếu tố tiên quyết đối với thành công của một tập thể. Nếu quá chú trọng đến vai trò cá nhân, một doanh nghiệp sẽ thất bại vì mọi người chỉ quan tâm đến thành quả của riêng mình. Người Nhật giỏi ko ở những cá nhân "xuất thần". mà họ giỏi là giỏi tập thể, giỏi phối hợp, đoàn k...
Tại xứ sở mặt trời mọc tặng quà là trân trọng, là yêu thương...Phần 2

Tại xứ sở mặt trời mọc tặng quà là trân trọng, là yêu thương...Phần 2

13/11/2017, Văn hóa thường nhật
Mục đích của việc gửi quà tặng trong hai dịp này là để cảm ơn những người đã giúp đỡ mình và mong muốn một mối quan hệ lâu dài, có thể là họ tặng quà cho các giám sát viên công việc của mình để tỏ lòng kính trọng, các cặp vợ chồng gửi quà cho những người đã mai mối và phục vụ nghi lễ hôn nhân của...
Đồ vật may mắn cho bé gái Nhật Bản Hagoita

Đồ vật may mắn cho bé gái Nhật Bản Hagoita

26/04/2017, Văn hóa thường nhật
Hagoita được người dân Nhật Bản xem như một vật mang lại sự may mắn cho các bé gái, cũng có thể hiểu rằng đó chính là bùa may mắn, xua đuổi điều xấu xa ra khỏi các bé gái...
Đây là lí do khiến phụ nữ trước đây không thể làm sushi

Đây là lí do khiến phụ nữ trước đây không thể làm sushi

30/05/2017, Văn hóa thường nhật
Nadeshico Sushi còn mới mẻ ở Nhật và những phụ nữ ở đây đang làm việc rất nghiêm túc. Cho dù con đường phía trước vẫn còn nhiều khó khăn nhưng họ vẫn luôn cố gắng để chứng minh bản thân với thông điệp “Tất nhiên, phụ nữ cũng có thể làm được.” Những đầu bếp sushi nữ đầu tiền ở Nhật Bản vẫn luôn gi...
5 vùng đất Samurai nổi tiếng của Nhật Bản

5 vùng đất Samurai nổi tiếng của Nhật Bản

25/04/2017, Văn hóa thường nhật
Cùng với Geisha và Sumo, các võ sĩ đạo Samurai tạo nên những bí ẩn độc đáo của đất nước mặt trời mọc. Samurai là những chiến binh thời kỳ cận đại của đất nước Nhật Bản. Họ được đào tạo bài bản để trở thành lớp quân sự cầm quyền và cuối cùng đã trở thành giai cấp xã hội cao cấp nhất ở thời kỳ Edo...
Người Nhật Bản sống thọ?

Người Nhật Bản sống thọ?

25/04/2017, Văn hóa thường nhật
nếu món ăn có ngon đến mức độ nào đi chăng nữa, người Nhật cũng chỉ ăn vừa đủ, không để quá no, họ thương chia thức ăn theo khẩu phần, như vậy để đảm bảo rằng ăn vừa đủ và vẫn giữ được cân nặng hợp lí vì với một cân nặng vượt quá mức cho phép, sẽ ẩn chứa khá nhiều căn bệnh...
Những điều chưa biết về Geisha

Những điều chưa biết về Geisha

25/04/2017, Văn hóa thường nhật
Những cô gái muốn trở thành Geisha thì phải nghĩ học và rời xa gia đình để đến nơi được huấn luyện nghiêm ngặc. Thậm chí, họ không có thời gian nghĩ ngơi nhiều, vì phải luôn trong trạng thái chỉn chu trước khách và những người chỉ dạy...
10 điều thú vị về cuộc sống hàng ngày tại một trường học Nhật Bản có thể làm bạn ngạc nhiên!

10 điều thú vị về cuộc sống hàng ngày tại một trường học Nhật Bản có thể làm bạn ngạc nhiên!

12/01/2018, Văn hóa thường nhật
Giáo dục ở Nhật từ lâu đã được coi là quan trọng. Vào cuối những năm 1800, các nhà lãnh đạo tỉnh đã thành lập một hệ thống giáo dục công, do đó tăng đáng kể tỷ lệ biết chữ của đất nước. Ngay cả trong thời Edo, hơn 70% trẻ em đã đi học. Ngày nay, 99% người dân Nhật Bản có thể đọc và viết và trường...
Cách người Nhật giáo dục trẻ em "mỉm cười" và "cám ơn"

Cách người Nhật giáo dục trẻ em "mỉm cười" và "cám ơn"

01/06/2017, Văn hóa thường nhật
Là một trong những đất nước hiện đại và phát triển nhất hành tinh. Bên cạnh đó Nhật Bản còn là quốc gia nổi tiếng với sự lễ nghĩa, lịch sự. Cách giáo dục trẻ nhỏ ở xứ sở mặt trời mọc khiến nhiều nước khác phải học hỏi. Đối với những trường mầm non ở Nhật, dường như họ không hề quan tâm đến việc d...