Món Nhật Bản


Thích thú với hình thức cắm trại ngoài trời ở Nhật Bản

Ngày nay du lịch theo đoàn đã quá phổ biến và tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người có thể thỏa đam mê tìm hiểu những điều mới lạ của bản thân. Tuy nhiên với một số người thích mạo hiểu thì du lịch theo đoàn dường như quá nhàm chán. Họ không thích ngủ trong những khách sạn tiện nghi, họ thích được tự do, tận hưởng thiên nhiên xung quanh. Và một trong những hình thức khám phá vô cùng thú vị mà có thể tiết kiệm chi phí chính là du lịch tự túc và cắm trại ngoài trời. Tuy nhiên, mọi người cần phải cân nhắc và tính toán kĩ lưỡng trước khi thực quyết định du lịch với hình thức này.
du lịch cắm trại ở Nhật Bản
Cắm trại là một điều tuyệt vời nhất cho những bạn yêu thiên nhiên và muốn hòa mình cùng thiên nhiên càng gần càng tốt, hoặc đơn giản là cho những bạn muốn tiết kiệm chút tiền khi đi du lịch mà thôi. Thật tuyệt vời là nếu bạn ở Nhật, bạn có thể tìm thấy trên 2000 khu cắm trại cực hợp lý rải rác khắp cả nước. Cũng giống như những nơi khác trên toàn thế giới, có 2 loại khu cắm trại: loại miễn phí, và loại mất tiền. Tin vui là cũng có khá nhiều những khu cắm trại miễn phí, tuy nhiên những khu mất phí cũng chỉ có giá dao động từ 500 tới 1500¥ mà thôi.
du lịch cắm trại ở Nhật Bản
Nếu bạn muốn tìm 1 khu cắm trại tại 1 địa điểm đặc biệt, bạn nên kiểm tra trước danh sách của Tổ chức Du lịch Quốc tế Nhật Bản (Japanese National Tourism Organization, campsites). Nhưng nếu bạn cắm trại mà không tốn tiền, bạn thực sự nên tránh xa những khu vực hoang dã, bởi điều đó thực sự nguy hiểm vì bạn có thể sẽ gặp phải gấu, khỉ, hay lợn rừng.
du lịch cắm trại ở Nhật Bản
Điều bất tiện duy nhất ở các khu cắm trại là thường khá khó tới. Tuyệt nhất là bạn có 1 chiếc xe ô tô hoặc tìm hiểu kỹ về hệ thống xe buýt của địa phương. Tuy nhiên, nếu nơi đó quá khó để tìm tới, lý do chính thường là vì nó rất gần với thiên nhiên và thường gần những suối nước nóng (onsen) tự nhiên.
du lịch cắm trại ở Nhật Bản

du lịch cắm trại ở Nhật Bản
Ở gần Tỉnh Oita, chùa Ryomon lập ra một khu cắm trại ngay trước thác nước ở đó! Đây là nơi tuyệt hảo để hòa mình vào thiên nhiên yên bình.
du lịch cắm trại ở Nhật Bản
Hồ Motosuko và núi Phú Sĩ (Motosuko Camp-Jo) là địa điểm cắm trại hoàn hảo cho những người ưa thích leo núi, vì nó nằm giữa thiên nhiên với rất nhiều đường mòn xung quanh. Bạn có thể đi tới hồ ở gần đó và nơi này cho phép bạn đốt lửa trại nữa!

2,168 chars | 2017/05/23 07:02

Xem thêm bài viết liên quan

Ngày lễ khai giảng ở Nhật Bản có phải là 5/9 như Việt Nam?

Ngày lễ khai giảng ở Nhật Bản có phải là 5/9 như Việt Nam?

25/05/2018, Văn hóa thường nhật
Ở Nhật Bản, như ở những nước khác, mùa xuân là một mùa khởi đầu mới. Tại hầu hết các cơ sở giáo dục từ trường tiểu học đến các trường đại học, sinh viên mới nhập học vào tháng Tư và tốt nghiệp vào cuối tháng Ba.
Trường đại học Tokyo - niềm khao khát của rất nhiều học sinh

Trường đại học Tokyo - niềm khao khát của rất nhiều học sinh

09/05/2017, Văn hóa thường nhật
Trường được thành lập bởi chính phủ Minh Trị vào năm 1877 với tên như hiện nay bằng cách hợp nhất các trường Tây y cũ của chính phủ. Trường đã được đổi tên thành Đại học Đế quốc năm 1886, và sau đó là Đại học Đế quốc Tokyo năm 1887 khi hệ thống đại học đế quốc được hình thành...
Ngạc nhiên văn hóa “tắm chung” của người Nhật

Ngạc nhiên văn hóa “tắm chung” của người Nhật

05/05/2017, Văn hóa thường nhật
Sau một ngày làm việc, học hành mệt mỏi, chúng ta chỉ muốn về ngay ngôi nhà của mình, xối nước cho mát mẻ, thoải mái. Thế nhưng, đối với người Nhật, tắm không chỉ là tắm, mà còn là cả một nét văn hóa...
Ý nghĩa thú vị đằng sau của quốc kì Nhật Bản

Ý nghĩa thú vị đằng sau của quốc kì Nhật Bản

25/04/2017, Văn hóa thường nhật
Quốc kì Nhật Bản là một hình chữ nhật với tỷ lệ ban đầu của lá cờ là 7:10 sau đó đã được thay đổi với tỷ lệ 2:3. Với nền màu trắng và một hình tròn đỏ ở trung tâm. Đồng thời vị trí địa lý của Nhật Bản ở phía Đông của châu Á và là đất nước đầu tiên của châu Á đón lấy ánh mặt trời vào buổi bình min...
Cách người Nhật giáo dục trẻ em "mỉm cười" và "cám ơn"

Cách người Nhật giáo dục trẻ em "mỉm cười" và "cám ơn"

01/06/2017, Văn hóa thường nhật
Là một trong những đất nước hiện đại và phát triển nhất hành tinh. Bên cạnh đó Nhật Bản còn là quốc gia nổi tiếng với sự lễ nghĩa, lịch sự. Cách giáo dục trẻ nhỏ ở xứ sở mặt trời mọc khiến nhiều nước khác phải học hỏi. Đối với những trường mầm non ở Nhật, dường như họ không hề quan tâm đến việc d...
Kendo, cả về văn hóa và thể thao

Kendo, cả về văn hóa và thể thao

27/04/2017, Văn hóa thường nhật
Kendo là một môn võ thuật hiện đại của Nhật Bản nổi tiếng trên khắp thế giới. Nguồn gốc của Kendo có thể là từ thời Samurai và sau đó là đến các nghiên cứu của Bushido - "Con đường của các Samurai" - kiến thức về quá khứ là một yếu tố quyết định để thực sự hiểu được ý nghĩa của Kendo...
Tại xứ sở mặt trời mọc tặng quà là trân trọng, là yêu thương...Phần 2

Tại xứ sở mặt trời mọc tặng quà là trân trọng, là yêu thương...Phần 2

13/11/2017, Văn hóa thường nhật
Mục đích của việc gửi quà tặng trong hai dịp này là để cảm ơn những người đã giúp đỡ mình và mong muốn một mối quan hệ lâu dài, có thể là họ tặng quà cho các giám sát viên công việc của mình để tỏ lòng kính trọng, các cặp vợ chồng gửi quà cho những người đã mai mối và phục vụ nghi lễ hôn nhân của...
Sự thật về “bé mèo” Hello Kitty ở Nhật

Sự thật về “bé mèo” Hello Kitty ở Nhật

05/05/2017, Văn hóa thường nhật
Nhân vật này xuất hiện lần đầu tiên trên truyền hình nhật bản năm 1974. Được lan truyền rỗng rãi sau đó, và nó đã mang lại doanh thu hơn 1 tỉ đô mỗi năm cho công ty Sanrio ( số liệu năm 2003)...
Cúi chào cũng mang nhiều ý nghĩa ??? ( Phần 2 )

Cúi chào cũng mang nhiều ý nghĩa ??? ( Phần 2 )

05/05/2017, Văn hóa thường nhật
Cúi chào, không chỉ đơn giản là hành động cúi đầu, đối với người Nhật, họ phân chia rất rõ ràng và cụ thể cách cúi chào cho từng tình huống, cho từng đối tượng...
Cá Koi, loài cá được xem là linh vật của xứ sở mặt trời mọc

Cá Koi, loài cá được xem là linh vật của xứ sở mặt trời mọc

24/04/2017, Văn hóa thường nhật
Câu chuyện về cá Koi nói rằng nó là một loài cá rất dũng cảm, chúng luôn khát khao được vượt thác hóa rồng nhưng nếu chẳng may bị bắt thì cũng sẽ như nằm trên thớt mà không biết run rẩy, giống như đội quân samurai của Nhật đối mặt với gươm đao. Cũng đề tài này quay về thời Trung Quốc cổ đại...