Món Nhật Bản


Thời gian biểu mỗi ngày của học sinh Nhật Bản

Học sinh Nhật Bản thường dậy lúc 6h30 sáng, tự đi bộ hoặc tàu điện đến trường. Sau giờ ăn trưa, các em sẽ không ngủ mà học luôn đến tận chiều.
Học sinh Nhật dành trung bình 8 tháng một năm ở trường từ sáng đến chiều, chưa kể các lớp học thêm. Đó là lý do vì sao cuộc sống học đường luôn được chọn làm bối cảnh chính cho rất nhiều bộ phim hay truyện tranh Nhật Bản.
Vào buổi sáng, học sinh phổ thông thường dậy từ lúc 6h30 sáng để chuẩn bị đi học nếu nhà ở xa trường. Mặc dù 8h30 mới phải vào lớp, nhưng các em còn phải đón tàu điện đến trường. Những em nhà ở gần thì có thế ngủ thêm một chút. Trẻ em Nhật Bản từ bé đã được rèn luyện đức tính tự lập nên các bé tiểu học phải tự đi bộ đến trường chứ không được bố mẹ đưa đón.
Sáng thứ hai đầu tuần, sau khi đến trường học sinh xếp hàng ở sân hoặc phòng tập, lắng nghe thầy hiệu trưởng phát biểu. Đây là thời điểm phổ biến các quy định mới, thông báo khen thưởng và kỷ luật của tuần vừa qua, cũng như đọc thông báo của hội học sinh. Sau 15 phút, học sinh giải tán về các lớp học.
hocsinh
Vào buổi sáng thường có 4 tiết học, mỗi tiết kéo dài 40-45 phút đối với tiểu học và 50 phút cho học sinh trung học. Các tiết học diễn ra trong cùng một phòng học, cách nhau 5 đến 10 phút giải lao, ở nhiều trường tiểu học còn có thêm 20 phút nghỉ giữa giờ.
Giờ ăn trưa bắt đầu vào 12h30 và kéo dài khoảng 40-45 phút. Học sinh có thể dùng bữa ngay tại trường. Một vài trường có căng tin bán thức ăn nhưng không phải trường nào cũng có. Thế nên mọi người thường mang theo một hộp cơm gọi là O-bento. Hộp cơm này được chuẩn bị sẵn ở nhà, thức ăn do đó rất khác nhau. Nếu em nào có điều kiện vẫn có thể mua nhiều đồ ăn có sẵn ở trường.
Sau bữa trưa, học sinh quay lại lớp để chuẩn bị cho các tiết học buổi chiều bắt đầu lúc 13h mà không hề ngủ trưa. Khi lớp học kết thúc vào buổi chiều (tiểu học là 15h, cấp hai là 17h), một công việc khác bắt đầu, đó là trực nhật lớp. Nhóm được phân công sẽ không được về mà phải ở lại làm công việc dọn vệ sinh cuối ngày.
Trước khi ra về, một học sinh sẽ phải làm nhiệm vụ ghi chép lại các hoạt động của cả lớp trong ngày hôm đó và nộp lại cuốn sổ cho văn phòng nhà trường.
hocsinh
Kết thúc việc học ở trường, không phải học sinh nào cũng về nhà ngay. Các em nữ thường tụ tập mua sắm, ăn quà vặt hoặc đi chơi đâu đó chơi trước khi về. Đây cũng là lúc thành viên các câu lạc bộ ở trường họp nhau lại bàn về hoạt động của nhóm.
Sau giờ học là thời gian mà lớp học thêm ngoài giờ bắt đầu hoạt động. Ước tính có đến 60% học sinh trung học Nhật đi học thêm buổi tối sau giờ học. Các lớp này thường gần ga tàu điện, giúp học sinh đến thẳng từ trường khá dễ dàng.
Sau khi cùng gia đình sum họp quanh bữa tối, toàn bộ thời gian còn lại được dành cho việc làm bài tập và chuẩn bị cho ngày hôm sau.

2,728 chars | 2017/05/30 05:06

Xem thêm bài viết liên quan

Người Nhật thích gì khi đến Việt Nam?

Người Nhật thích gì khi đến Việt Nam?

02/06/2017, Văn hóa thường nhật
Họ còn quả quyết rằng: nhờ thức ăn như thế nên phụ nữ Việt Nam có thân hình rất đẹp để mặc áo dài (!) và rất ấn tượng về việc hiếm thấy những phụ nữ mập quá khổ. Thực hư thế nào chưa biết, nhưng cứ nhìn cái cách họ háo hức đọc guide book, ra sức tìm kiếm, lục lọi các quán ăn dù nhỏ ở bất cứ xó xỉ...
Thú vị với trào lưu đeo mặt nạ các nhân vật Manga và Anime của giới trẻ Nhật Bản

Thú vị với trào lưu đeo mặt nạ các nhân vật Manga và Anime của giới trẻ Nhật Bản

24/05/2017, Văn hóa thường nhật
Văn hóa Nhật Bản vô cùng độc đáo, thú vị và có một sự ảnh hưởng đến những ai yêu thích nền văn hóa này. Và đất nước mặt tròi mọc luôn tạo ra những điều thú vị để thu hút du khách đến đây, điển hình là việc các bạn trẻ Nhật Bản đeo mặt nạ các nhân vật manga hay anime ra đường...
6 nét văn hóa Nhật Bản đặc trưng có thể bạn chưa biết

6 nét văn hóa Nhật Bản đặc trưng có thể bạn chưa biết

20/07/2017, Văn hóa thường nhật
Văn hóa được ví như linh hồn của mỗi quốc gia, bởi nó hình thành và trường tồn cùng mỗi dân tộc nên mang một bản sắc riêng. Với văn hóa Nhật Bản nó còn là biểu tượng về sức mạnh tinh thần...
Người Nhật Bản không bao giờ ăn xin

Người Nhật Bản không bao giờ ăn xin

24/04/2017, Văn hóa thường nhật
Khi đến với một đất nước, dù nghèo dù giàu, bạn cũng sẽ thấy hình ảnh những người dân đi ăn xin, đi xin tiền trên mọi nẻo đường, điều đó hẳn không lạ lùng với bất kì ai. Nhưng sẽ rất lạ lùng nếu như bạn đến Nhật Bản, bởi vì, người Nhật Bản cho dù có nghèo khổ đến nhường nào, có ra đường sống cũng...
Lý do các em bé Nhật Bản không bao giờ 'ăn vạ'

Lý do các em bé Nhật Bản không bao giờ 'ăn vạ'

10/05/2017, Văn hóa thường nhật
Ở Nhật, các bà mẹ không phải một mình gánh mọi việc nuôi dạy con - các ông bố cũng sẵn sàng tham gia, dành nhiều thời gian nhất có thể cho trẻ. Trẻ em Nhật được đắm mình trong những cái ôm yêu thương và sự quan tâm của cha mẹ. Cha mẹ thường tránh la mắng con...
Điều cần biết khi tắm khỏa thân ở Nhật Bản

Điều cần biết khi tắm khỏa thân ở Nhật Bản

03/05/2017, Văn hóa thường nhật
Tắm khỏa thân ở Nhật Bản luôn là điều thu hút không chỉ du khách trong nước mà cũng rất thú vị với hầu hết du khách ngoài nước khi đặt chân tới đất nước này. Du khách phải khỏa thân toàn bộ trước khi tắm nước nóng, lúc tắm thì không ăn uống hay hút thuốc và nên mang khăn riêng...
Nyotaimori - nghệ thuật sushi trên cơ thể trinh nữ

Nyotaimori - nghệ thuật sushi trên cơ thể trinh nữ

09/05/2017, Văn hóa thường nhật
Sushi khoả thân Nyotaimori có nguồn gốc từ thời Samurai, thường có trong các nhà hàng Geisha ở Nhật Bản như một cách để các samurai ăn mừng chiến thắng sau mỗi một trận đấu. Hiện nay, nhà hàng phục vụ Nyotaimori cũng như các sự kiện về sushi khỏa thân đang rất phát triển và dần trở thành xu hướng...
Những điều người Việt Nam chúng ta nên học hỏi người Nhật Bản

Những điều người Việt Nam chúng ta nên học hỏi người Nhật Bản

15/05/2017, Văn hóa thường nhật
Nhà nước và người dân của họ chú ý đến chi tiết đến mức ở những nơi đông đảo hay dễ gây tai nạn, trên các mặt đường được sơn màu cam hay đỏ, sơn tráng loại đá răm... để xe chạy không bị trượt. Còn ví dụ điển hình sinh động khác như việc lót những tấm nhựa chỉ đường và loa phát nhạc báo cho người ...
Trường đại học Tokyo - niềm khao khát của rất nhiều học sinh

Trường đại học Tokyo - niềm khao khát của rất nhiều học sinh

09/05/2017, Văn hóa thường nhật
Trường được thành lập bởi chính phủ Minh Trị vào năm 1877 với tên như hiện nay bằng cách hợp nhất các trường Tây y cũ của chính phủ. Trường đã được đổi tên thành Đại học Đế quốc năm 1886, và sau đó là Đại học Đế quốc Tokyo năm 1887 khi hệ thống đại học đế quốc được hình thành...
Tại xứ sở mặt trời mọc tặng quà là trân trọng, là yêu thương...Phần 1

Tại xứ sở mặt trời mọc tặng quà là trân trọng, là yêu thương...Phần 1

13/11/2017, Văn hóa thường nhật
Với người Nhật Bản, tặng quà đã trở thành một thói quen hiện hữu trong cuộc sống, người Nhật tặng quà cho nhau không những trong các dịp lễ đặc biệt như: tết, ngày cưới hỏi, sinh nhật… mà ngay cả trong những sinh hoạt hàng ngày, việc tặng quà giữa người Nhật với nhau cũng rất thường xuyên, chẳng ...