Trên "bàn nhậu" của người Nhật, phải có lý do chính đáng mới được trả tiền ?
Ở mỗi đất nước khác nhau vệc tổ chức Party hầu hết đất nước nào cũng có và lý do của những buổi party là để mọi người có cơ hội gần gũi và tìm hiểu nhau nhiều hơn. Nhiều người cứ hỏi, người Nhật có đi nhậu như người Việt không, bên Nhật có mấy quán nhậu như ở Việt Nam không…Vì xem trên TV thấy nước Nhật hiện đại quá, Tokyo toàn cao ốc không, chắc sẽ không có những quán nhậu bình dân ngoài đường đâu nhỉ ? Thực ra người Nhật cũng đi nhậu “ác liệt” lắm, cả nam cả nữ. Người Nhật gọi là Nomikai ( 飲み会), dịch ra tiếng Việt dân dã mình tức là “đi nhậu”. Ngay trong trung tâm Tokyo cũng có rất nhiều quán nhậu, nằm khuất trong những con đường nhỏ, đây là những quán mà“dân nhậu” ai cũng biết và sưu tầm cho mình, hoặc rủ rê “hội nhậu” của mình vài quán tủ để hàn thuyên chuyện trò sau những giờ làm việc căng thẳng.
Người Nhật đi nhậu nhiều nhất, hoành tráng nhất vào tối thứ 6. Sáng mai không phải đi làm nên có thể nhậu tới sáng. Vì là ngày cuối tuần, mà ngày cuối tuần của Nhật Bản người ta còn gọi đó là ngày dành cho gia đình nên mọi hoạt động nhậu nhẹt, say xỉn sẽ không diễn ra. Giờ cao điểm tối thứ 6 là 10-11g đêm chứ không phải 8-9g như những tối trong tuần khác. Tại các ga tàu điện vào tối thứ 6, cảnh một người say bí tỉ, quăng hết cặp táp, ngủ ngon lành, là chuyện bình thường.
Những quán nhậu “vỉa hè” thực chất của nhật bản được trang trí và phô bày rất đặc biệt, không cần phải mở nhạc ầm ĩ hay trang trí rườm rà có người la hét mời khách như ở Việt Nam. Thâm chí chỉ cần để vài két bia trước cửa quán thì người Nhật cũng nhận thức được đây là đâu. Phía sau các hàng quán. Mọi thứ được sắp xếp gọn gàng, yên tĩnh và sạch sẽ đến lạ thường, người ta không có cảm giác như đang đi trong một khu đầy ắp các quán nhậu nhộn nhịp khách. Rác xả đầy đường hay những trò ca hát la hét của những người say xỉn làm những người xung quanh phải khó chịu. Họ rất tôn trong nhau trên bàn nhậu.
Cũng giống như người Việt, người Nhật cũng sưu tầm những quán ăn ngon có tiếng dù nằm trong ngỏ ngách chật chội. Quán dù có chật hẹp, nhưng khách vẫn quyết tâm chờ đợi để được thưởng thức món ngon. Và họ cũng sẽ xem trước lượt review của khách hàng thông qua TV hay các trang web quảng cáo như ở Việt Nam. Và đương nhiên thông qua truyền thông thì các quán nhậu sẽ được nhiều sự viếng thăm của khách hàng dù là những nơi xa xôi khó tìm đi chăng nữa.
Văn hóa trên bàn nhậu:
Khi ăn người Nhật thường ăn hết những miếng cuối cùng trong chén đĩa của mình và đôi khi có những món họ sẽ cố tình ăn để phát ra tiếng động như là húp sồn sột hoặc những cái đập tay vào đùi khoái trí, hàm ý cám ơn công sức của người chế biến. Ngoài ra, điều đó còn phản ánh đặc tính cố hữu của người Nhật là biết quý trọng đồ dùng, không tùy tiện phung phí đồ dùng.Người Việt Nam chúng ta khi đi ăn tiệc thường chừa lại một ít thức ăn trong chén đĩa khi ăn xong. Không biết thói quen này xuất phát từ đâu và mang hàm ý gì? Phải chăng để chứng tỏ tính rộng rãi hào phóng?
Trái với thói quen ăn hết đồ ăn trong bát đĩa thì Nhật Bản có truyền thống văn hóa "Kimamori". Đến mùa hái quả (táo, lê, quả hồng, dâu tây...) người Nhật không thu hoạch sạch trơn mà thường để lại một phần quả trên cây.Họ gói ghém tấm lòng: "Thời tiết khắc nghiệt, tài nguyên thiếu thốn... để dành một phần quả trên cây cho các loài động vật chim thú cộng sinh", đó là lời giải thích trong Watashitachi Nododoku, một tập sách dạy đạo đức cho học sinh tiểu học của Nhật. Tôn trọng những người làm ra sản phẩm là thói quen đáng phải học hỏi của người Nhật.
Người Nhật thanh toán như thê nào ?
Nếu đi nhà hàng ăn uống chung đến lúc tính tiền thì người Nhật sòng phẳng, phần ai nấy trả. Họ tuân thủ nguyên tắc này một cách tự nhiên.Nếu có ai giành phần trả tiền buổi ăn thì phải thông báo trước, đồng thời phải nêu lý do chính đáng để được bên kia nhận lời. Khi đã nhận lời người Nhật thường đến tham dự buổi chiêu đãi mang theo món quà có ý nghĩa nào đó. Trai gái đi ăn uống chung cũng vậy, ít khi bạn gái ngồi yên bắt con trai chi trả phần mình.Ở Việt Nam ngoại trừ một bộ phận thanh niên các thành phố lớn do ảnh hưởng văn hóa phương Tây nên văn hóa chia tiền khi thanh toán cũng thường xuyên có. Hoặc nếu ai đó có nhu cầu "rửa": Thăng chức lên lương, tậu xe mới, hay trúng một hợp đồng làm ăn... mời người khác đi ăn chung thì chủ thể trả tiền là khá rõ. Còn lại đại đa số vẫn theo cách ứng xử khá tù mù, tình lý không rõ ràng.
Ví dụ khi rủ nhau đi ăn chung thì không đặt vấn đề ai trả tiền, quy ước xã hội cũng không nói về điều đó cho nên cứ thế mà “tùy cơ ứng biến”. Tức là tùy theo mối quan hệ, địa vị xã hội hay vai vế trong gia đình họ hàng... của những người đi chung mà có thể dẫn đến một trong những tình huống như sau:
Bên A hoặc bên B quyết liệt giành quyền trả tiền, theo kiểu nói cứng: "Đừng lăn tăn"; "xong hết rồi"... Nhưng "bánh ít đi bánh quy lại" cho nên sau đó phát sinh những kiểu tình huống như: “Tăng một anh trả, tăng hai tôi trả” hoặc "tôi nợ ông một chầu".Cũng có trường hợp do không đạt được sự thoả đáng khi thanh toán sau một chầu nhậu dẫn đến mâu thuẫn đánh nhau, tố nhau lên mạng làm mất tình bạn bè. Cũng có người khi đi ăn chung nhậu chung đến giờ tính tiền thì "bỗng dưng bốc hơi" theo kiểu gọi điện thoại, đi toilet... .Chúng ta có nên xem lại và thay đổi quan điểm này hay không ? Hay đó là còn tùy thuộc vào mỗi người ?
Bài viết phổ biến
Xì dầu Nhật Bản khác gì với nước tương Việt Nam?
Với nhiều quốc gia,tương được xem là món ăn quốc hồn, quốc...Xem thêm
Bột rau câu của Nhật - Kanten - rất được ưa...
Kanten có màu hơi đục, không lẫn mùi vị và hương thơm. Về mặt...Xem thêm
Cách làm sốt Teriyaki đơn giản mà chuẩn Nhật...
Sốt Teriyaki được sử dụng trong ẩm thực Nhật Bản, theo đó thức...Xem thêm
Các loại giấm Nhật Bản thông dụng
Từ xưa, giấm đã là một thành tố quan trọng và được sử dụng...Xem thêm
Cơm chan nước trà - Cơm trà xanh Ochazuke
Cơm chan nước trà Ochazuke được xem là món cơm trộn phổ biến...Xem thêm
Dango là gì? Cách làm bánh Dango cực dễ chỉ với...
Dango là một món ăn truyền thống và phổ biến của Nhật Bản được...Xem thêm
Lễ hội Tanabata - Ngày lễ thất tịch Nhật Bản
Lễ hội Tanabata là một trong những lễ hội truyền thống của...Xem thêm
Shiruko - Chè đậu đỏ
Shiruko là món chè nấu từ đậu đỏ azuki đun sôi trong hỗn hợp...Xem thêm
Lễ "Rước của Quý" kỳ lạ của Nhật Bản, bạn sẽ...
Theo truyền thuyết, vào thời kỳ Edo (1603-1867), có một con...Xem thêm
Truyện tranh khiêu dâm có phải là văn hoá 18+ ở...
Đối với các nước trên thế giới thì đề tài khiêu dâm chỉ dành...Xem thêm