Món Nhật Bản


Ý nghĩa thú vị đằng sau của quốc kì Nhật Bản

Trên bản đồ văn hóa thế giới, đất nước mặt trời mọc_Nhật Bản có một sự nổi bật, độc đáo và một sức hút không thể cưỡng lại được. Khi nhắc đến Nhật Bản thì có biết bao nhiêu là điều thú vị khiến chúng ta phải trầm trồ, mê mẩn chẳng hạn như: văn hóa anime vô cùng đặc sắc, tính cách con người ngay thẳng, tôn trọng kỉ luật hay đơn thuần chỉ là vẻ đẹp đến nao lòng của thiên nhiên nơi đây. Chúng ta thường gọi Nhật Bản là đất nước mặt trời mọc nhưng đã bao giờ chúng ta thắc mắc về cái tên đó? Hay chính từ hình ảnh mặt trời từ quốc kì của đất nước này mà có cái tên đó? Và khi nói đến đây thì lại có rất nhiều câu hỏi khác được đặt ra như "Thế, ý nghĩa của quốc kì Nhật Bản là gì?" Nếu có cùng chung câu hỏi đó, tại sao không cùng nhau tìm hiểu và giải đáp ý nghĩa của quốc kì Nhật Bản nhé!

quốc kì Nhật Bản

Hầu hết chúng ta đều đã biết và dễ dàng nhận diện quốc kì Nhật Bản đó chính là nền chữ nhật trắng với hình tròn màu đỏ ở giữa trung tâm của hình chữ nhật. Bên cạnh những chức năng hành chánh, pháp luật, quốc kì Nhật Bản mang nhiều ý nghĩa tuyệt vời gắn liền với văn hóa và đặc trưng của đất nước này. Mặt trời đỏ trên quốc kì Nhật Bản chính là biểu tượng cho nữ thần Amaterasu, vị thần mặt trời khai phá ra nước Nhật trong truyền thuyết và là tổ tiên của các Thiên hoàng theo thần thoại Nhật. Màu trắng của nền cờ biểu tượng cho sự trung thực và ngay thẳng của người Nhật. 

quốc kì nhật bản

Hình ảnh đẹp tuyệt trần của nữ thần ÂmterAmaterasu.

Theo như huyền sử Nhật Bản thì nữ thần Amaterasu đã tạo ra nước Nhật cách đây 2700 năm, người Nhật cũng tin rằng bà là tổ tiên của Thiên hoàng đầu tiên. Vậy nên các Thiên hoàng còn được gọi bởi cái tên “Thiên tử” (Con trời) và nước Nhật là xứ sở của mặt trời. Các thư tịch cổ ghi lại rằng lá cờ này lần đầu tiên được dùng bởi Thiên hoàng Văn Vũ khi ông dùng nó để biểu tượng cho mặt trời trong một công đường xử án năm 701. Lá cờ này cũng được dùng bởi các tướng quân Nhật trong thế kỷ 13 khi họ đương đầu với đội quân xâm lược đến từ Mông Cổ.


quốc kì Nhật Bản


Quốc kì Nhật Bản là một hình chữ nhật với tỷ lệ ban đầu của lá cờ là 7:10 sau đó đã được thay đổi với tỷ lệ 2:3. Với nền màu trắng và một hình tròn đỏ ở trung tâm. Đồng thời vị trí địa lý của Nhật Bản ở phía Đông của châu Á và là đất nước đầu tiên của châu Á đón lấy ánh mặt trời vào buổi bình minh, đó cũng chính là lý do tại sao Nhật Bản có một tên gọi thân mật khác là “Đất nước mặt trời mọc”. Ngoài ra, cụm từ “Nước Nhật Bản” cũng có nghĩa là nước Mặt trời mọc. Tên gọi này được phản ánh trong lá cờ của quốc gia, mặt trời được đại diện bằng hình tròn màu đỏ. Nhật Bản là đất nước có vẻ đẹp văn hóa và con người vô cùng đặc sắc. Bên cạnh đó, người Nhật Bản cũng có một lòng tự tôn và hãnh diện về đất nước của mình vô cùng lớn. Nếu có ý định đến Nhật Bản để định cư hay du lịch chúng ta nên tìm hiểu và có nhiều kiến thức văn hóa của đất nước này để tránh những tình huống không hay có thể xảy ra.


quốc kì Nhật Bản

2,872 chars | 2017/04/25 04:10

Xem thêm bài viết liên quan

Trường đại học Tokyo - niềm khao khát của rất nhiều học sinh

Trường đại học Tokyo - niềm khao khát của rất nhiều học sinh

09/05/2017, Văn hóa thường nhật
Trường được thành lập bởi chính phủ Minh Trị vào năm 1877 với tên như hiện nay bằng cách hợp nhất các trường Tây y cũ của chính phủ. Trường đã được đổi tên thành Đại học Đế quốc năm 1886, và sau đó là Đại học Đế quốc Tokyo năm 1887 khi hệ thống đại học đế quốc được hình thành...
Người Nhật thích gì khi đến Việt Nam?

Người Nhật thích gì khi đến Việt Nam?

02/06/2017, Văn hóa thường nhật
Họ còn quả quyết rằng: nhờ thức ăn như thế nên phụ nữ Việt Nam có thân hình rất đẹp để mặc áo dài (!) và rất ấn tượng về việc hiếm thấy những phụ nữ mập quá khổ. Thực hư thế nào chưa biết, nhưng cứ nhìn cái cách họ háo hức đọc guide book, ra sức tìm kiếm, lục lọi các quán ăn dù nhỏ ở bất cứ xó xỉ...
Facebook đối với người Nhật

Facebook đối với người Nhật

08/08/2017, Văn hóa thường nhật
Theo các chuyên gia phân tích, nguyên nhân chính yếu nhất khiến Facebook không được đón chào tại Nhật Bản là sự khác biệt về văn hóa. Các trang mạng của Nhật Bản coi việc người dùng đăng ký sử dụng dịch vụ của họ bằng những thông tin giả để che dấu danh tính thật là điều đương nhiên, trong khi Fa...
Ngày lễ khai giảng ở Nhật Bản có phải là 5/9 như Việt Nam?

Ngày lễ khai giảng ở Nhật Bản có phải là 5/9 như Việt Nam?

25/05/2018, Văn hóa thường nhật
Ở Nhật Bản, như ở những nước khác, mùa xuân là một mùa khởi đầu mới. Tại hầu hết các cơ sở giáo dục từ trường tiểu học đến các trường đại học, sinh viên mới nhập học vào tháng Tư và tốt nghiệp vào cuối tháng Ba.
Bạn sẽ bất ngờ khi biết tại sao trẻ em Nhật không có phòng học riêng

Bạn sẽ bất ngờ khi biết tại sao trẻ em Nhật không có phòng học riêng

02/06/2017, Văn hóa thường nhật
Nhật Bản quả thực một đất nước kỳ diệu khi thường xuyên đi ngược lại những lý lẽ thường thấy ở rất nhiều nước khác và tạo cho dân tộc mình những đặc điểm riêng không thể lẫn đi đâu được. Trong khi rất nhiều các bậc phụ huynh trên khắp thế giới đều mong muốn tạo dựng cho con cái của mình một không...
Kendo, cả về văn hóa và thể thao

Kendo, cả về văn hóa và thể thao

27/04/2017, Văn hóa thường nhật
Kendo là một môn võ thuật hiện đại của Nhật Bản nổi tiếng trên khắp thế giới. Nguồn gốc của Kendo có thể là từ thời Samurai và sau đó là đến các nghiên cứu của Bushido - "Con đường của các Samurai" - kiến thức về quá khứ là một yếu tố quyết định để thực sự hiểu được ý nghĩa của Kendo...
Cá Koi, loài cá được xem là linh vật của xứ sở mặt trời mọc

Cá Koi, loài cá được xem là linh vật của xứ sở mặt trời mọc

24/04/2017, Văn hóa thường nhật
Câu chuyện về cá Koi nói rằng nó là một loài cá rất dũng cảm, chúng luôn khát khao được vượt thác hóa rồng nhưng nếu chẳng may bị bắt thì cũng sẽ như nằm trên thớt mà không biết run rẩy, giống như đội quân samurai của Nhật đối mặt với gươm đao. Cũng đề tài này quay về thời Trung Quốc cổ đại...
Sự thật về “bé mèo” Hello Kitty ở Nhật

Sự thật về “bé mèo” Hello Kitty ở Nhật

05/05/2017, Văn hóa thường nhật
Nhân vật này xuất hiện lần đầu tiên trên truyền hình nhật bản năm 1974. Được lan truyền rỗng rãi sau đó, và nó đã mang lại doanh thu hơn 1 tỉ đô mỗi năm cho công ty Sanrio ( số liệu năm 2003)...
Người Nhật chú trọng văn hóa đi thang máy như thế nào ?

Người Nhật chú trọng văn hóa đi thang máy như thế nào ?

07/12/2017, Văn hóa thường nhật
Khi đến với thang cuốn ở đó là những dòng người nối đuôi nhau không có chuyện chen lấn xô đẩy, hàng hóa cồng kềnh… Hệ thống thang ở đây được chia làm hai bên một bên đứng yên và một bên di chuyển di chuyển lên xuống cũng giống như hệ thống thang cuốn ở Việt Nam nhưng những thói quen những lễ nghi...
Những điều bất ngờ bạn chỉ thấy ở Nhật Bản (phần 2)

Những điều bất ngờ bạn chỉ thấy ở Nhật Bản (phần 2)

26/04/2017, Văn hóa thường nhật
Mỗi học sinh tiểu học ở Nhật Bản có một ba lô randoseru. Nhiều người đã nhìn thấy chúng trong anime hay phương tiện truyền thông khác của Nhật. Chúng thường được làm bằng da và có chất lượng rất tốt, trẻ em có thể sử dụng chúng trong 6 năm liền...