Chiếc ô - người bạn đồng hành trong những cơn mưa đầu mùa Nhật Bản
Nhật bản là một thành phố mơ mộng, hãy cứ tưởng tượng xem khi bạn được đi dạo dưới một bầu trời đầy hoa thật là tuyệt biết bao nhiêu. Nhật Bản 4 mùa đều đẹp, mỗi mùa đều có nét đặc trưng riêng của nó. Xuân có hoa, hè có gió, thu có lá và đông là tuyết trắng xóa. Nhưng nơi đây đâu chỉ có những vẻ đẹp như vậy nó còn có những góc khuất mang vẻ đẹp riêng của mình.
Đã có bao giờ bạn đang đi dạo trên đường và bất ngờ đón nhận một cơn mưa rào vô tình ập đến không. Ở Việt Nam chúng ta tấp nập người người hối hả tìm chỗ trú nhưng nơi đây mọi người rất bình tĩnh chào đón cơn mưa bởi những chiếc ô. Mưa mang bầu không khí rất lãng mạn khiến cho người ta đôi khi chợt thoáng buồn. Mưa đầu mùa ở Nhật Bản rất đẹp nên đất nước này thường xuyên sử dụng những chiếc ô trong suốt để ngắm nhìn được những giọt mưa tí tách rơi
Ô (傘 Kasa), miền Nam còn gọi là dù, (thường gọi chung là ô dù hay dù che để phân biệt với dù có nghĩa dù nhảy, dù lượn) là một loại dụng cụ, đồ vật cầm tay dùng để che mưa, che nắng hoặc làm đẹp (phụ nữ hoặc giới quyền quý xưa, ô trang trí cho phụ nữ thường có màu sắc và nông lòng hơn).
Ô là vật dụng được thiết kế gồm cán ô (hay thân dù, giống cây gậy ba toong) và lọng ô, dụng cụ bằng vải có hình cây nấm để che đậy được gắn cố định vào cán ô và có khả năng xòe, gấp để có thể cụp hoặc bật ô, gấp xếp cho gọn.
Ô có nguồn gốc từ Trung Quốc và được sử dụng thông dụng trong thế giới ngày nay. Trong lịch sử, ô cũng được phát hiện ở các khu vực văn minh như Trung Đông, Lưỡng Hà, Ai Cập, Hy Lạp cổ đại, La Mã, Ấn Độ. Ô xuất hiện nhiều trong lịch sử và văn hóa.
Ở một số nước, việc che ô, lọng là hoạt động phô trương của tầng lớp quyền quý, giàu có, phụ nữ cũng che ô để làm đẹp, ô thường đi kèm với bộ váy đầm và chiếc mũ vải là hình ảnh tiêu biểu cho một quý cô ở Phương Tây thời Trung và cận đại. Ở Nhật Bản, hình ảnh một thiếu nữ Nhật mặc bộ đồ kimono và che ô giấy dầu là hình ảnh khá phổ biến….
ĐỜI SỐNG VĂN HÓA
Hình ảnh chiếc ô còn hiện diện trong văn hóa, trong tiếng Việt, thuật ngữ "ô dù" còn dùng để chỉ bóng gió về việc bao che của cấp trên cho cấp dưới hoặc chỉ về người được nâng đỡ. Hình ảnh chiếc ô cũng được in trên hàng hóa dùng để ký hiệu quy định loại hàng hóa này phải được bảo quản nơi khô ráo, tránh ẩm ướt. Một phần mềm diệt vi rút, như Avira cũng dùng hình ảnh chiếc ô làm biểu tượng cho sản phẩm của mình.
Ô là người bạn thân thiết của mỗi nhà khi vào hạ, những cơn mưa đầu mùa sẽ khiến bạn rét run nhưng thật tuyệt vời khi được đi dưới ô cùng những người mình thương yêu và ngắm nhìn vạn vật xung quanh mình đắm chìm vào dòng nước mát lạnh đầu mùa. Những người vội vã chạy tìm chỗ trú vì không muốn bị ướt. những hình ảnh này tuy bình thưởng nhưng luôn là chủ đề cho những người sáng tác văn thơ thật lãng mạn đúng không nào.
Các bạn có thích mưa giống như monnhatban.com không nào ? Chỉ cần ngồi nhìn ra khung cửa sổ cùng thưởng thức một ly trà nóng và ngắm nhìn những cơn mưa buốt lạnh luôn khiến chúng ta nhớ về những kí ức xưa dù là đau buồn hay tốt đẹp nhất thì chúng đã trở thành hoài niệm trong ký ức của chúng ta rồi. Hãy đón đọc những bài viết mới của monnhatban.com nhé.
Cám ơn các bạn đã dành tình cảm cho webside của chúng tôi !
Bài viết phổ biến
Xì dầu Nhật Bản khác gì với nước tương Việt Nam?
Với nhiều quốc gia,tương được xem là món ăn quốc hồn, quốc...Xem thêm
Bột rau câu của Nhật - Kanten - rất được ưa...
Kanten có màu hơi đục, không lẫn mùi vị và hương thơm. Về mặt...Xem thêm
Cách làm sốt Teriyaki đơn giản mà chuẩn Nhật...
Sốt Teriyaki được sử dụng trong ẩm thực Nhật Bản, theo đó thức...Xem thêm
Các loại giấm Nhật Bản thông dụng
Từ xưa, giấm đã là một thành tố quan trọng và được sử dụng...Xem thêm
Dango là gì? Cách làm bánh Dango cực dễ chỉ với...
Dango là một món ăn truyền thống và phổ biến của Nhật Bản được...Xem thêm
Cơm chan nước trà - Cơm trà xanh Ochazuke
Cơm chan nước trà Ochazuke được xem là món cơm trộn phổ biến...Xem thêm
Lễ hội Tanabata - Ngày lễ thất tịch Nhật Bản
Lễ hội Tanabata là một trong những lễ hội truyền thống của...Xem thêm
Shiruko - Chè đậu đỏ
Shiruko là món chè nấu từ đậu đỏ azuki đun sôi trong hỗn hợp...Xem thêm
Lễ "Rước của Quý" kỳ lạ của Nhật Bản, bạn sẽ...
Theo truyền thuyết, vào thời kỳ Edo (1603-1867), có một con...Xem thêm
Truyện tranh khiêu dâm có phải là văn hoá 18+ ở...
Đối với các nước trên thế giới thì đề tài khiêu dâm chỉ dành...Xem thêm