Vì sao đôi đũa ở Nhật lại được xem là một văn hóa trong bữa ăn hàng ngày ?
Ở Nhật Bản đôi đũa là vật không thể thiếu trong mọi bữa cơm nói riêng và bữa ăn nói chung. Không đơn thuần chỉ là dụng cụ dùng để ăn mà còn là nét văn hóa của người dân nơi đây. Cùng tìm hiểu về nguồn gốc của đôi đũa cũng như văn hóa dùng đũa của người Nhật với monnhatban.com nhé các bạn.
Đũa có nguồn gốc từ thời nhà Thương (1776 - 1122 TCN) ở Trung Quốc. Các nhà khảo cổ học đã tìm được một đôi đũa bằng đồng tại kinh đô nhà Thương, thành phố An Dương, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc và xác định đôi đũa này được làm vào năm 1200 TCN. Theo quan niệm Á Đông: dao, dĩa có liên quan đến bạo lực và binh đao, thể hiện sự độc ác, chết chóc nên người dân kiêng không dùng trong bữa ăn. Hơn nữa, ở những nước này, các món ăn thường được chế biến thành những miếng nhỏ vừa miệng, thích hợp với dùng đũa và không cần đến dao để cắt thức ăn.
Đôi đũa ở Nhật được gọi là Hashi (箸). Số 4 trong tiếng Nhật phát âm là Si (Shi), số 8 phát âm là Hachi, ghép lại thành “hashi” là đôi đũa nên người dân xứ hoa anh đào đã chọn ngày mồng 4 tháng 8 hàng năm làm ngày hội đũa. Các đôi đũa với đủ màu sắc, chất liệu, được làm cầu kỳ, tỉ mỉ, giá trị được trưng bày ra cho mọi người cùng xem. Ngày này còn được gọi là ngày thay đũa mới trong năm. (Các bạn đừng nhầm lẫn với cây cầu cũng gọi là Hashi (橋) nhé).
So với đũa Trung Quốc, Việt Nam… đôi đũa ở Nhật Bản ngắn hơn và dễ sử dụng hơn. Đũa có đầu nhọn, thường làm từ gỗ sơn mài, được trang trí với nhiều họa tiết vô cùng tinh xảo, đẹp mắt. Đặc biệt, đũa Nhật Bản thường được phân biệt bằng màu sắc. Phụ nữ thường dùng đũa màu đỏ tươi trong khi đũa đàn ông thường là màu đen, bởi vậy người Nhật thường dùng một bộ đũa gồm hai đôi, một màu đen, một màu đỏ làm quà cưới cho những đôi vợ chồng trẻ.
Ngoài ra, người Nhật đặc biệt chú trọng đến chiều dài của chiếc đũa: đũa của chồng thường dài hơn của vợ, đũa của bố mẹ dài hơn con cái, đũa của anh dài hơn của em... Một điều thú vị khác là người Nhật có tục lệ: những người đi cắm trại hay picnic sau khi dùng đũa xong phải bẻ đôi đũa để tránh ma quỷ lợi dụng những đôi đũa đó làm điều xấu.
Đôi đũa ở Nhật không chỉ là vật được sử dụng trong truyền thống ăn uống mà còn trở thành nét đẹp trong văn hóa ẩm thực nơi đây. Vẻ đẹp hashi đã trở thành nét đep nghệ thuật, nét đẹp văn hóa mà nay đã trở thành nét văn hóa mang tên văn hóa dùng đũa của người Nhật.
Phong trào “My hashi”
Với những lời cảnh báo về môi trường và lời kêu gọi bảo vệ môi trường của cộng đồng thế giới, Nhật Bản hiện nay đang nổ ra phong trào có tên gọi là My Hashi, phong trào này nổ ra mạnh mẽ nhất trong giới trẻ Nhật. Mục đích của phong trào này là kêu gọi mọi người hạn chế thậm chí là không dùng đũa sử dụng một lần (waribashi) nữa, thay vào đó là dùng đôi đũa của riêng họ do họ mang theo.
Mỗi người Nhật hàng năm sử dụng khoảng 200 đôi và trung bình đất nước Nhật quăng vào sọt rác khoảng 90 000 tấn gỗ. Đây là con số làm bằng chứng cho sự hoang phí về tài nguyên gỗ. Những con số, những lời cảnh báo về môi trường giúp mọi người có ý thức hơn về việc mang theo và sử dụng đôi đũa của riêng mình.
Mỗi người sẽ tự mang theo đũa của mình và sử dụng nó trong các quán ăn, nhà hàng thay vì sử dụng waribashi như truyền thống. Nhiều nhà hàng hay quán ăn cũng ủng hộ phong trào này. Những nơi này sử dụng đũa có thể dùng lại được và họ chỉ đưa waribashi cho những ai yêu cầu mà thôi. Ngoài ra, những nơi này còn có sự ưu đãi đối với những người mang theo đôi đũa của mình ví dụ như giảm giá hay những ưu đãi khác.
Phong trào này hiện đang nổ ra mạnh mẽ và đang được ủng hộ ở Nhật và có hình thức tuyên truyền khác nhau cho phong trào này như website, báo chí…
Thật sự thì đôi đũa không quá cồng kềnh cũng như không quá vướng víu để người ta không thể mang theo. Đôi đũa của họ dùng vẫn là đôi đũa của cá nhân Hơn nữa, việc dùng đôi đũa của riêng mình vẫn đảm bảo được những yêu cầu khắt khe về vệ sinh, quan niệm về sự thanh khiết hay sạch sẽ của họ và thể hiện sự quan tâm đến môi trường cũng như nền kinh tế của đất nước.
Nếu các bạn cảm thấy bài viết về văn hóa dùng đũa của người Nhật thú vị thì hãy theo dõi chúng tôi nhiều hơn nữa nhé. Monnhatban.com sẽ mang tới cho các bạn nhiều thông tin hay ho hơn nữa về đất nước Nhật Bản này.
Bài viết phổ biến
Bột rau câu của Nhật - Kanten - rất được ưa...
Kanten có màu hơi đục, không lẫn mùi vị và hương thơm. Về mặt...Xem thêm
Các loại giấm Nhật Bản thông dụng
Từ xưa, giấm đã là một thành tố quan trọng và được sử dụng...Xem thêm
Xì dầu Nhật Bản khác gì với nước tương Việt Nam?
Với nhiều quốc gia,tương được xem là món ăn quốc hồn, quốc...Xem thêm
Cách làm sốt Teriyaki đơn giản mà chuẩn Nhật...
Sốt Teriyaki được sử dụng trong ẩm thực Nhật Bản, theo đó thức...Xem thêm
Tori no karaage - Gà chiên kiểu Nhật siêu giòn...
Tori no karaage hay còn được gọi tắt là Karaage, một món ăn vô...Xem thêm
Cách làm cơm bò Gyudon kiểu Nhật chuẩn không...
Trong các món ăn về thịt bò của Nhật, có một món mà ngon, dễ...Xem thêm
Những biểu tượng đại diện của Nhật Bản
Ngôi đền Itsukushima xây dựng cách đó không xa và cũng “ngâm...Xem thêm
Nghệ thuật tranh khắc gỗ của Nhật Bản Ukiyo-e...
Ukiyo-e là một loại nghệ thuật tranh khắc khắc gỗ của Nhật Bản...Xem thêm
Kỳ Giông khổng lồ của Nhật Bản - Nghe tên đáng...
Ōsanshōuo (オオサンショウウオ/大山椒魚?), nghĩa là "cá sơn tiêu lớn". Vì...Xem thêm
Cơm chan nước trà - Cơm trà xanh Ochazuke
Cơm chan nước trà Ochazuke được xem là món cơm trộn phổ biến...Xem thêm