Tại sao ở Nhật rất ít khi bắt gặp hình ảnh Toilet nằm chung với nhà tắm ?
Nhiều người biết đến Nhật Bản là một đất nước văn minh, hiện đại. Con người nơi đây rất cần cù, chịu khó. Những ai đã và đang du lịch hay sinh sống ở Nhật Bản hẳn không thể từ chối được nét đẹp mà thiên nhiên ban tặngcho đất nước này. Nhật Bản có 4 mùa rõ rệt: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Mỗi mùa lại mang đến những nét riêng biệt thú vị.Cảnh quan nơi đây nên thơ hữu tình đến lạ kì. Ngọn núi Phú Sĩ (Fujisan) – Biểu tượng của Nhật Bản, nằm giữa đồng bằng, lại có tuyết bao phủ nơi phần đỉnh núi trắng tinh khôi, là nguồn cảm hứng cho rất nhiều văn nghệ sĩ xứ Phù tang.Nhiều người chọn đây là nơi dừng chân cho chuyến du lịch của mình cũng bởi đất nước này quá xinh đẹp và thú vị để hưởng thụ những phát minh rất thú vị và đặc biệt của Nhật Bản.
Nhật Bản lâu nay vẫn được biết đến là đất nước có nhiều nét văn hóa độc đáo và khác biệt, với những người dân cầu kỳ, cẩn thận và kỹ tính. Việc đó được thể hiện ở nhiều lĩnh vực trong cuộc sống, thậm chí là từ việc bố trí nhà vệ sinh. Người Nhật quan niệm nhà vệ sinh là nơi chuyên nhận những chất bẩn, là nơi bài tiết, do vậy cần tách riêng với khu vực tắm rửa - nơi luôn cần sạch sẽ. Nếu người Việt thường xây nhà vệ sinh và nhà tắm trong một không gian thì người Nhật lại có cách làm hoàn toàn ngược lại.
Ở Nhật, bạn thường không dễ để bắt gặp nhà vệ sinh xây tích hợp luôn bên trong nhà tắm, cho dù đó là những căn hộ siêu nhỏ, chỉ rộng chừng 20m2. Người dân xứ phù tang có cái cớ của họ để tạo ra phong cách riêng biệt này là những ngôi nhà đã được xây dựng từ rất lâu mà không có điều kiện sửa chữa. Đầu tiên là do truyền thống văn hóa của người Nhật. Nhật Bản dù được đánh giá là nước có nền kinh tế phát triển nhanh, xã hội hiện đại nhưng người dân cho đến nay vẫn gìn giữ nhiều nét văn hóa truyền thống cũ. Tách biệt khu vệ sinh là một trong số đó. Không có chuyện nhà tắm và nhà vệ sinh ở Nhật Bản dồn vào một chỗ như ở Việt Nam người Nhật thường bố trí nhà vệ sinh xa khu nhà chính nên khu vực này luôn có cửa sổ, ánh sáng tự nhiên, thông gió, giúp nhà vệ sinh thoáng đãng đồng thời lại không ảnh hưởng tới sinh hoạt của các thành viên khác trong gia đình..
Ở Nhật, nhà tắm thật sự là chốn thiên đường, thơm tho, sạch sẽ, ấm áp và đầy đủ tiện nghi mà bất cứ ai cũng muốn bước vào. Với người phương Tây hay cả người Việt Nam, việc đề cập đến nhà vệ sinh thường bị hạn chế tối đa nhưng người Nhật lại khác. Họ sở hữu những chiếc bồn cầu thông minh nhất thế giới và vẫn luôn không ngừng nghiên cứu để cải tiến thiết bị này. Ai cũng biết người Nhật học tập, làm việc đều hết sức khẩn trương, gấp rút nhưng họ có những cách tận hưởng cuộc sống riêng biệt và một trong số đó là giành nhiều thời gian trong nhà tắm, nhà vệ sinh.Việc thiết kế riêng hai khu phụ này cho phép những người sử dụng có nhiều thời gian và không gian sử dụng hơn, không cập rập, gấp gáp, ảnh hưởng đến những người khác trong nhà. Hơn nữa, khi tách bạch nơi đi vệ sinh và nhà tắm, nhà vệ sinh luôn khô ráo cho phép người Nhật có thể trang trí thêm cho không gian 'giải quyết nỗi buồn' vốn nhàm chán để nơi này trở nên vui mắt với những hình dán vui nhộn, sạch mát với những chậu cây hay có cả kệ sách báo… Như đã nói ở trên, người Nhật quan niệm nhà tắm là nơi cực kì sạch sẽ, đây cũng là nơi không chỉ để tắm mà còn để thư giãn, phục hồi thể chất, tinh thần.
Thậm chí, nếu để ý, bạn sẽ thấy trong phim còn đề cập khá nhiều đến việc người Nhật chọn nhà tắm làm nơi nói chuyện, hàn huyên hay bàn công việc.Nhà tắm tách riêng cũng để các thành viên không phải tranh nhau sử dụng khi người này muốn đi toilet, trong khi người kia chỉ muốn đánh răng.Khi vào nhà tắm ở Nhật, vòi hoa sen chỉ được dùng để tắm rửa qua loa, cọ rửa làm sạch sẽ thân thể bên ngoài trước khi ngâm mình vào bồn tắm (ofuro) – là thứ quan trọng nhất trong chuyện tắm rửa.Ofuro luôn phải được giữ sạch sẽ, không được dây bẩn các loại nước xà bông, nước bẩn… vì nó được tái sử dụng nhiều lầm nhằm tiết kiệm nước.Nghĩa là một bồn nước tắm có thể được sử dụng ngâm người cho cả gia đình, người lớn trước người nhỏ sau (bởi vậy mới yêu cầu phải tắm, rửa thật sạch sẽ bằng vòi hoa sen ở bên ngoài rồi mới vào ngâm mình).Đôi khi nước ngâm cơ thể xong còn được dùng làm các việc khác như lau nhà, giặt giũ nước đầu, rửa đường phố… Đó cũng là một lý do mà tại sao nhà tắm Nhật không thể chung với không gian toilet.
Bài viết phổ biến
Xì dầu Nhật Bản khác gì với nước tương Việt Nam?
Với nhiều quốc gia,tương được xem là món ăn quốc hồn, quốc...Xem thêm
Bột rau câu của Nhật - Kanten - rất được ưa...
Kanten có màu hơi đục, không lẫn mùi vị và hương thơm. Về mặt...Xem thêm
Cách làm sốt Teriyaki đơn giản mà chuẩn Nhật...
Sốt Teriyaki được sử dụng trong ẩm thực Nhật Bản, theo đó thức...Xem thêm
Các loại giấm Nhật Bản thông dụng
Từ xưa, giấm đã là một thành tố quan trọng và được sử dụng...Xem thêm
Cơm chan nước trà - Cơm trà xanh Ochazuke
Cơm chan nước trà Ochazuke được xem là món cơm trộn phổ biến...Xem thêm
Dango là gì? Cách làm bánh Dango cực dễ chỉ với...
Dango là một món ăn truyền thống và phổ biến của Nhật Bản được...Xem thêm
Lễ hội Tanabata - Ngày lễ thất tịch Nhật Bản
Lễ hội Tanabata là một trong những lễ hội truyền thống của...Xem thêm
Shiruko - Chè đậu đỏ
Shiruko là món chè nấu từ đậu đỏ azuki đun sôi trong hỗn hợp...Xem thêm
Lễ "Rước của Quý" kỳ lạ của Nhật Bản, bạn sẽ...
Theo truyền thuyết, vào thời kỳ Edo (1603-1867), có một con...Xem thêm
Thủ đô Nara Nhật Bản đẹp như tranh vẽ, chỉ đứng...
Nếu bạn muốn ghé thăm tất cả trong chuyến du lịch đến thủ đô...Xem thêm